Du lịch Gia Lai có Biển Hồ, thác K50, hàng thông trăm tuổi và những món ăn ngon mang đậm hương vị hoang dã thảo nguyên. Nếu bạn có 2 ngày ở vùng đất xinh đẹp này, hãy tham khảo ngay lịch trình sau đây!
Không chỉ Đà Lạt mới có hoa dã quỳ. Gia Lai tháng 10, tháng 11 cũng ngập tràn trong sắc hoa vàng rực rỡ của hoa dã quỳ đấy! Nên những tháng cuối năm cũng là những tháng thích hợp để đi du lịch Gia Lai.
Du lịch Gia Lai nên đi đâu?
- Thác K50
Điểm đến đầu tiên khám phá Gia Lai đó là thác K50. Đây cũng là điểm đến mà hầu hết du khách chọn đi trong ngày đầu tiên ở Gia Lai.
Địa chỉ thác K50: Khu bảo tồn Thiên nhiên Kon Chư Răng, huyện K’Bang. Vị trí này cách trung tâm TP Pleiku khoảng 150km.
Thác K50 được mệnh danh là “nàng công chúa” giữa rừng Tây Nguyên vì vẻ đẹp thuần khiết, thơ mộng. Thác có tên là K50 vì chiều cao của thác là 50m, phía sau có nhiều hang én là nơi sinh sống của chim én. Thác K50 vì vậy cũng được gọi là thác Én.
Đường đến thác K50 dù được trải bê tông nhưng chủ yếu là đường rừng. Đoạn gần chân thác là đường đất, phải đi bôj. Du khách cần chuẩn bị quần áo dài tay, dụng cụ xịt côn trùng để bảo vệ cơ thể. Để được vào thác, du khách cần thông qua Ban quản lý của Khu bảo tồn Thiên nhiên Kon Chư Răng. Thông thường, du khách sẽ khởi hành từ sáng, tới gần trưa là tới thác, dừng lại check-in, ăn trưa. Du khách có thể mang thức ăn theo hoặc đặt Ban quản lý Khu Bảo Tồn chuẩn bị bữa trưa trước.
- Làng kháng chiến Stơr và làng Mơ Hra
Trên đường từ thác K50 trở về thành phố, du khách rất tiện đường để ghé thăm làng kháng chiến Stơr và làng Mơ Hra. Đây là hai làng đặc trưng cho văn hóa, nếp sống của người Tây Nguyên.
Làng kháng chiến Stơr là nơi anh hùng Núp được sinh ra. Đối với người Tây Nguyên mà nói, anh hùng Núp là biểu tượng cho ý chí và tinh thần quật cường chống giặc ngoại xâm.
Làng Mơ Hara là nơi người Bana sinh sống và tạo nên một mô hình du lịch cộng đồng với nhiều hoạt động trải nghiệm. Đặc biệt là vào buổi tối, có biểu diễn văn nghệ, đàn T’rưng. Du khách có thể ăn tối với những món đặc sản như cơm lam, gà nướng, cá suối nướng… ở đây để hòa cùng những giai điệu rộn ràng của bà con trong làng.
- Biển Hồ
Ngày thứ hai ở Gia Lai, bạn có thể dành thời gian khám phá thành phố Pleiku. Tại đây có nhiều điểm du lịch hấp dẫn và ở gần nhau nên rất tiện lợi di chuyển.
Biển Hồ Gia Lai còn được gọi là hồ T’nưng, nằm cách trung tâm thành phố khoảng 7km. Đây là hồ nước ngọt gồm hai hồ chứa nước thông nhau. Nước hồ có màu xanh ngọc bích, khung cảnh thiên nhiên xung quanh là núi cao. Con đường dẫn xuống hồ là hai hàng thông đẹp như tranh vẽ. Hoàng hôn trên hồ cũng rất đẹp.
- Đồi chè, hàng thông trăm tuổi
Đồi chè và hàng thông trăm tuổi kế bên đồi chè là những địa điểm du lịch Gia Lai ở vị trí gần với Biển Hồ.
Đồi chè còn gọi là biển hồ chè, có diện tích lớn, là đồi chè đầu tiên của Tây Nguyên. Trồng từ năm 1920. Hàng thông trăm tuổi kế bên được trồng từ năm 1917. Muốn có những bức hình đẹp ở đồi chè và hàng thông, du khách nên tới đây sớm. Vì buổi trưa nắng gắt sẽ không dễ dàng chụp được bức hình đẹp.
Tại khu vực hàng thông có một vài quán cà phê di động (quán cà phê tạo trên những chiếc ô tô cũ), khung cảnh khá lạ mắt cho du khách.
- Tham quan núi lửa Chư Đăng Ya
Núi lửa Chư Đăng Ya huyện Chư Păh nằm cách thành phố khoảng 30km. Con đường từ biển Hồ tới khu vực núi lửa Chư Đăng Ya vào thời điểm tháng 10, 11 ngập tràn sắc hoa dã quỳ.
Lưu ý là đường đi nắng nóng nên cần chuẩn bị mũ nón, trang phục, giày đề bằng cho thuận tiện di chuyển.
- Quảng trường Đại Đoàn Kết
Buổi tối nghỉ ngơi ở thành phố Pleiku, du khách có thể ra quảng trường Đại Đoàn Kết chơi, hóng mát. Ở quảng trường, nổi bật là tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh làm bằng đồng tấm. Khuôn viên rất rộng rãi, thoáng đãng.
Ăn gì ở Gia Lai?
Ăn sáng
- Phở khô
Món phở khô Gia Lai còn gọi là phở hai tô là món ăn rất nổi tiếng, là đặc trưng của phố núi. Do vậy, đây là món nhất định phải thử khi đi du lịch Gia Lai. Phở hai tô rất thích hợp ăn sáng. Du khách có thể thưởng thức món này ở các chi nhánh của phở Ngọc Sơn và phở khô Hồng, đây là những cái tên quen thuộc với người dân bản địa.
- Bún mắm cua
Bún mắm cua còn gọi là bún cua thối, là một đặc sản Gia Lai nổi tiếng không kém phở hai tô. Bún mắm cua sử dụng nguyên liệu chính là cua. Nước cua sẽ để lên men, do đó có mùi vị mạnh. Tuy nhiên, khi ăn, thực khách sẽ cảm nhận vị ngọt thơm hấp dẫn.
- Thưởng thức cà phê
Cà phê Gia Lai có hương vị rất độc đáo. Sau bữa ăn sáng, du khách có thể nhâm nhi cà phê để nạp tinh thần đi khám phá các địa điểm du lịch khác. Có nhiều lựa chọn về quán cà phê đẹp ở Gia Lai. Gợi ý các quán cà phê đẹp ở Gia Lai: Maya, Omely, Cuội Acoustic, quán cổ Pleiku, Java Coffee, quán V7 Coffee.
Ăn trưa ở Gia Lai
Cơm lam gà nướng
Bữa trưa ở Gia Lai du khách có thể chọn thưởng thức cơm lam gà nướng. Gà nướng vàng ươm, vỏ giòn, bên trong thì thịt mềm và ngọt. Cơm lam thơm dẻo, chấm muối vừng.
Ăn tối
Thưởng thức ẩm thực địa phương tại các nhà hàng được nhiều người đề nghị như ưởng thức ẩm thực địa phương hoặc các món ngon vùng miền tại các nhà hàng như nhà hàng Phố Biển, Hoàng Gia Garden, nhà hàng Ngọc Lâm, làng ẩm thực Hưu Sao, hoặc ghé quán Nhà Tôi.
Ăn vặt
Buổi tối ở Pleiku, du khách có thể thưởng thức một số món ăn vặt như lụi bà Sáu, bánh xèo, bún thịt nướng, xôi chiên, bánh bèo, chè chuối nướng, sữa chua nếp cẩm. Mức giá rất phải chăng chỉ khoảng vài chục nghìn.
Đặc sản Gia Lai làm quà
Trong các đặc sản Gia Lai làm quà, thịt bò một nắng là món quà được ưa chuộng. Thịt bò vùng núi Krông Pa phơi qua một nắng cao nguyên vẫn nguyên vị mềm, ngọt và rất thơm.
Đặc sản này hiện đã có mặt ở Sài Gòn để bạn có thể thưởng thức bất cứ khi nào cần. Hoặc làm quà tặng cho bạn bè, người thân, sếp, đối tác. Đọc thêm về đặc tính sản phẩm trong bài viết: “Bò một nắng Gia Lai – Món ngon khó cưỡng”.