Đặc sản ba miền có những nét đặc sắc riêng góp phần làm nên sự đa dạng của ẩm thực Việt Nam được bạn bè quốc tế khen ngợi và dành tình cảm yêu quý.. Hãy cùng khám phá những đặc trưng ấy trong bài viết này.
Đặc sản ba miền bao gồm đặc sản miền Bắc, đặc sản miền Trung và đặc sản miền Nam. Mỗi nơi một màu sắc, một hương vị đặc trưng đầy cuốn hút. Nếu bạn muốn khám phá nét riêng của đặc sản mỗi miền thì đừng bỏ qua những thông tin được tổng hợp dưới đây.
Đặc sản miền Bắc – Hương vị tinh tế đến từ cách chọn nguyên liệu tươi và sự chế biến cầu kỳ
Đặc sản miền Bắc có thể kế đến như phở Hà Nội, bún chả, bún thang, chả cốm, nem chua rán, bánh đa cua Hải Phòng, trâu gác bếp, rượu táo mèo, heo gác bếp, rượu mơ…
Điểm chung của ẩm thực miền Bắc là ít ngọt, ít cay và mùi thơm tự nhiên hấp dẫn trong chế biến. Khi thưởng thức các món ăn miền Bắc, thực khách sẽ cảm nhận được vị thanh thanh, nhẹ nhàng, không quá gắt. Điều này là do người miền Bắc đề cao việc chọn nguyên liệu tươi ngon, tự nhiên trong chế biến và không sử dụng quá nhiều gia vị. Người miền Bắc thường chỉ sử dụng các gia vị như là chanh, tiêu, hành, ớt, nước mắm, tỏi, quả sấu, gừng, dấm, mắm tôm…Cùng với đó là phương pháp chế biến chắt lọc, cầu kỳ. Đơn cử như chế biến món chả, người làng nghề Ước Lễ (Hà Nội) còn chú ý tới cách xay giã thịt sao cho miếng chả có được độ giòn dai nhất. Với món trâu gác bếp là chú trọng chọn thịt trâu tươi ướp cùng các gia vị của núi rừng và các gác bếp sao cho miếng thịt khô bên ngoài nhưng vẫn giữ được độ mềm, ngọt.
Đặc sản miền Bắc có nhiều thức quà bánh mà mỗi loại trong đó đều chứa đựng nhưng câu chuyện cảm xúc về thời gian, không gian khiến ai được thưởng thức cũng cảm thấy háo hức, lâng lâng như bánh cốm, ô mai sấu, chè lam, bánh đậu xanh…
Ẩm thực miền Trung – Hương vị đậm đà
Các món ăn đặc sản miền Trung đó là bún bò Huế, mì Quảng, bánh bèo, bún cá, cao lầu, chả ram, bánh bột lọc, bánh xèo, bánh tráng cuốn thịt heo…
Khác với vị thanh đạm của món ăn miền Bắc, món ăn miền Trung gây ấn tượng bởi vị đậm đà và cay nhiều và không quá ngọt như miền Nam. Rất nhiều món có cách phối trộn màu sắc thiên về màu nâu sậm và màu đỏ.
Người miền Trung sử dụng nhiều gia vị trong chế biến, đặc biệt là vị cay, chua. Điều này thể hiện rõ trong các món Huế, từ món dân dã tới các món tiến Vua, chúa. Mỗi một địa phương của miền Trung cũng lại có những đặc sản riêng, do vậy, đặc sản miền Trung nhiều vô kể và hương vị thì không giống với bất kỳ ở đâu.
Ẩm thực Miền Nam – Hương vị phóng khoáng, đa dạng
Ẩm thực của miền Nam được thể hiện đầy đủ qua các món đặc sản như cơm tấm, nem nướng, gà rô ti, lẩu mắm, lẩu cá kèo, cá lóc nướng trui; các loại bánh như bánh bò, bánh ít, chè chuối hấp, bánh men, bánh in…
Điểm chung về hương vị của các món ăn miền Nam đó là vị ngọt nhiều, béo và cay. Rất nhiều món sử dụng nước dừa, nước cốt dừa và đường trong chế biến. Để lý giải về những đặc trưng này thì lý do chính là đặc điểm địa hình, miền Nam là vùng sông nước mênh mông nên con người hào phóng, cởi mở. Mặc dù nguồn nguyên liệu bình dị nhưng với tính cách của mình, người miền Nam đã sáng tạo, biến tấu tạo nên nền ẩm thực với vị ngọt, cay và béo riêng biệt.
Tuy có nhiều nét riêng khác biệt nhưng đặc sản ba miền vẫn có những điểm tương đồng đó là sự tinh tế trong kết hợp các nguyên liệu để tạo nên vẻ hấp dẫn khó cưỡng cho mỗi món. Bên cạnh đó là những nguyên tắc chung trong chế biến như nước dùng, các loại nước chấm đa dạng. Chính vì vậy đã khiến cho ẩm thực Việt trở nên nổi bật trên bản đồ ẩm thực thế giới. Không chỉ người Việt là du khách nước ngoài khi đến với Việt Nam đều yêu thích các món Việt và những người đang sinh sống ở các quốc gia khác cũng không ngại thử các món Việt.
DacSanBaMien.com – Cung cấp thông tin đặc sản ba miền Việt Nam tinh hoa, tuyển chọn. Đồng thời góp phần đưa các món ăn đặc sản miền Bắc, miền Trung, miền Nam tới gần hơn những người tiêu dùng ở khắp mọi nơi.
Hotline tư vấn: 0901.486.486.